Từ 3 – 6 tuổi

Con bạn học gì?

Theo sát mô hình HighScope, chương trình học của chúng tôi quan tâm đến tất cả các mặt trong sự phát triển của trẻ từ 3 tuổi đến 6  tuổi. Trẻ sẽ được phát triển kiến thức, hành vi, khả năng trong 8 mảng nội dung chính, .

Cách thức tiếp cận việc học: Chủ động: Trẻ thể hiện sự chủ động, khởi đầu khi khám phá thế giới xung quanh, Lên kế hoạch: Trẻ biết lên kế hoạch và làm theo ý định của mình, Tham gia: Trẻ biết tập trung vào những hoạt động gây hứng thú cho chúng, Giải quyết vấn đề: Trẻ biết giải quyết những vấn đề phát sinh trong lúc chơi/hoạt động, Sử dụng nguồn hiểu biết: Trẻ thu thập thông tin và hình thành những ý nghĩ/ý tưởng về thế giới xung quanh trẻ, Phản hồi: Trẻ nhìn nhận lại những gì mình trải qua.

Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Nhìn nhận bản thân: Trẻ có cái nhìn tích cực về bản thân, Ý thức về năng lực: Trẻ cảm thấy mình là người có khả năng, Cảm xúc: Trẻ nhận biết, gọi tên và điều chỉnh các cảm giác của mình, Sự thấu cảm: Trẻ thể hiện sự cảm thông với người khác, Tính cộng đồng: Trẻ tham gia vào cộng đồng lớp học, Xây dựng quan hệ: Trẻ xây dựng quan hệ với trẻ khác và những người lớn khác, Phối hợp: Trẻ tham gia vào những trò chơi/hoạt động phối hợp, Phát triển đạo đức: Trẻ phát triển ý thức tự thân về đúng, sai, Giải quyết mâu thuẫn: Trẻ biết giải quyết những mâu thuẫn xã hội.

Phát triển thể chất và Sức khoẻ:  Kỹ năng vận động thô: Trẻ thể hiện sức khoẻ, sử dẻo dai, cân bằng, mềm dẻo trong vận động các nhóm cơ lớn, Kỹ năng vận động tinh: Trẻ thể hiện độ khéo léo và sự phối hợp tay – mắt trong vận động các nhóm cơ nhỏ, Nhận thức cơ thể: Trẻ hiểu biết cấu tạo cơ thể mình và biết cách định hướng chúng trong không gian, Chăm sóc cá nhân: Trẻ biết chăm sóc vệ sinh cá nhân theo quy trình, Hành vi sức khoẻ : Trẻ tham gia các hoạt động/bài tập về sức khoẻ.

Ngôn ngữ, Đọc Viết và Giao tiếp: Hiểu – Trẻ hiểu ngôn ngữ, Nói – Trẻ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện bản thân, Từ vựng – Trẻ hiểu và sử dụng nhiều từ và cụm từ khác nhau, Nhận thức về âm vị học – Trẻ xác định được những âm thanh khác nhau trong ngôn ngữ nói, Kiến thức chữ cái -Trẻ xác định được các từ vựng và âm của chúng, Đọc – Trẻ đọc vì niềm vui và để biết thêm thông tin, Nhận thức mặt chữ – Trẻ có kiến thức về khái niệm chữ viết trong môi trường sống hàng ngày (những logo, biển báo, bảng chỉ dẫn mà trẻ nhìn thấy mỗi ngày), Kiến thức về sách – Trẻ có được những kiến thức về sách vở, Viết – Trẻ viết vì nhiều mục đích khác nhau, Học ngoại ngữ tiếng Anh – Trẻ dùng cả tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ (bao gồm cả ngôn ngữ ở các bảng báo).

Mathematics: Chữ số và ký hiệu – Trẻ nhận biết và sử dụng chữ số và ký hiệu, Đếm – Trẻ đếm đồ vật, Quan hệ tổng thể và bộ phận – Trẻ kết hợp và phân chia số lượng các đồ vật, Hình dạng -Trẻ xác định, gọi tên và mô tả các hình dạng, Nhận thức về không gian :-Trẻ nhận biết được mối quan hệ về không gian giữa người và các đồ vật, Đo lường – Trẻ đo lường để miêu tả, so sánh và sắp xếp mọi thứ, Đơn vị – Trẻ hiểu và sử dụng khái niệm đơn vị, Hình mẫu – Trẻ xác định, miêu tả, hoàn thành và tạo ra các  hình mẫu, Phân tích dữ liệu – Trẻ sử dụng thông tin về số lượng để rút ra kết luận, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề.

Nghệ thuật sáng tạo: Nghệ thuật – Trẻ thể hiện và miêu tả những điều mà chúng quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm nhận thông qua nghệ thuật hai hoặc ba chiều, Âm nhạc – Trẻ thể hiện và miêu tả những điều mà chúng quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm nhận qua âm nhạc, Vận động – Trẻ thể hiện và miêu tả những điều mà chúng quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm nhận qua vận động, Trò nhập vai – Trẻ thể hiện và miêu tả những điều mà chúng quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm nhận qua trò nhập vai, Yêu thích nghệ thuật – Trẻ yêu thích nghệ thuật sáng tạo.

Khoa học và kỹ thuật: Quan sát – Trẻ quan sát các vật liệu và sự tiến triển trong môi trường của chúng, Phân loại – Trẻ phân loại vật liệu, hành động, con người, sự kiện, Thử nghiệm – Trẻ thực nghiệm để kiểm tra ý tưởng của chúng, Dự đoán – Trẻ đoán trước điều chúng chờ đợi sẽ xảy ra, Rút ra kết luận – Trẻ rút ra kết luận dựa trên những điều chúng trải nghiệm và quan sát được, Trao đổi ý tưởng – Trẻ trao đổi suy nghĩ của chúng về đặc tính của các sự vật và cách thức làm việc, Thể giới tự nhiên và vật chất – Trẻ thu thập kiến thức về thế giới tự nhiên và vật chất, Dụng cụ và công nghệ – Trẻ khám phá và sử dụng dụng cụ, công nghệ.

Các môn xã hội: Sự đa dạng – Trẻ hiểu rằng con người có những khả năng, sở thích và tính cách phong phú khác nhau, Vai trò trong cộng đồng – Trẻ nhận ra rằng con người có những vai trò và chức năng khác nhau trong cộng đồng, Ra quyết định – Trẻ tham gia vào việc ra quyết định trong lớp học, Địa lý – Trẻ nhận biết và hiểu các đặc điểm và vị trí địa lý trong môi trường của chúng, Lịch sử – Trẻ hiểu được quá khứ, hiện tại và tương lai, Sinh thái – Trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc quan tâm đến môi trường.

Trên đây là 8 mảng nội dung  mà giáo viên và người chăm sóc trẻ tại MN Mỹ Hưng luôn ghi nhớ để:

– Quan sát trẻ và giải thích các hành động của trẻ.

– Tương tác với trẻ, lên kế hoạch các hoạt động dành cho trẻ để hỗ trợ sự phát triển, học hỏi và hướng dẫn lựa chọn vật liệu cho trẻ.

Con bạn học như thế nào?

– Trẻ có thể háo hức đến trường học. Trẻ có thể và cần chịu trách nhiệm cho việc học của chính mình.

– Trẻ xây dựng kiến thức thông qua khám phá, quan sát và phản hồi.

– Trẻ học những khái niệm thông qua sự tương tác trực tiếp với vật liệu, con người, sự kiện và ý tưởng trong các hoạt động và ngữ cảnh có ý nghĩa với chúng.

– Những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân và khác biệt của trẻ, dù đó là một mẩu giấy được tô màu chưa hoàn thiện hoặc có một lỗ hổng do cây cọ tạo ra, cũng nên được trưng bày.

– Trẻ học bằng cách vừa làm người dẫn đầu vừa là người làm theo; trẻ thích thú với việc đưa ra những hướng dẫn và chứng kiến người khác làm theo những chỉ dẫn đó.

– Trẻ được tự do lựa chọn sẽ dần hoà mình vào những hoạt động có mục đích khi trẻ cố gắng đạt được mục đích chúng đề ra cho mình.

– Trẻ thực hành một kỹ năng hoặc kiểm tra kiến thức của mình cho đến khi cảm thấy thành thục; trẻ sẽ tìm đến trình độ kế tiếp khi sẵn sàng.

– Trẻ cần học và phát triển ở mọi khía cạnh; kỹ năng xã hội và tình cảm là nền tảng để trẻ tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác.

Chính vì thế, môi trường học tập ở MN Mỹ Hưng, bám sát mô hình giáo dục HighScope, sẽ là một môi trường chủ động tích cực, gồm 5 yếu tố cấu thành:

– Lựa chọn: Trẻ lựa chọn làm gì, với ai, bắt đầu như thế nào

– Vật liệu: Trẻ có nhiều vật liệu phong phú để sử dụng theo nhiều cách, có không gian và thời gian để sử dụng chúng.

– Thao tác: Người lớn khuyến khích trẻ thực hiện các thao tác trên đồ vật một cách tự do, chủ động, trực tiếp, với tất cả các giác quan.

– Ngôn ngữ và suy nghĩ của trẻ: Trẻ miêu tả những suy nghĩ và hành động mà trẻ đang thực hiện.

– Trợ giúp của người lớn: Người lớn tạo quan hệ cộng sự với trẻ, lắng nghe và khuyến khích suy nghĩ của trẻ, ủng hộ trẻ tự làm mọi việc cho mình, chấp nhận câu trả lời và cách giải thích của trẻ ngay cả khi nó “sai”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *